Bất động sản Phú Mỹ trong 2020 có nhiều điểm nhấn đáng chú ý. Trong đó, các yếu tố liên quan đến quy hoạch, hạ tầng, quyết tâm phát triển của các cấp chính quyền… đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định lựa chọn đầu tư vào Phú Mỹ của nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp.
7 điểm nhấn về quy hoạch ảnh hưởng đến thị trường bất động sản Phú Mỹ 2020
Đường S khởi công quý 1 – 2020. Cú hích đầu năm cho Bất động sản Phú Mỹ
Đường quy hoạch S song song Quốc Lộ 51 là một trong những hạng mục quan trọng của thị xã Phú Mỹ, cần được đốc thúc thi công để sớm hoàn thiện tiến độ trong năm nay.
Dự án đoạn đường song song bên trái Quốc Lộ 51 có tổng chiều dài 6.370m, rộng 20.5m. Điểm đầu tuyến giao với đường Mỹ Xuân – Ngãi Giao và điểm cuối giao với đường QH số 33 (nhánh rẻ đi cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu);
Đầu tư hoàn chỉnh các hạng mục gồm: Nền mặt đường; Vỉa hè – gờ chặn – bó vỉa; Cây xanh; Hệ thống thoát nước mưa – Hệ thống thoát nước thải; Hệ thống điện chiếu sáng; Hệ thống báo hiệu an toàn giao thông; Cầu trên tuyết (Cầu Thị Vải); Đường dây trung thế và trạm biến áp phục vụ chiếu sáng.
Sau khi hoàn thành dự án sẽ góp phần kết nối hạ tầng kỹ thuật Phường Phú Mỹ và Phường Mỹ Xuân, Phường Tân Phước, Phường Phước Hoà vào hệ thống hạ tầng đô thị chung; góp phần đẩy nhanh tiến độ phát triển lên đô thị loại III của Thị Xã. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng đường liên cảng Cái Mép và Cầu Phước Án và các dự án dọc theo tuyến đường song hành phục vụ nhu cầu tái định cư Khu đô thị Phú Mỹ. Đồng thời, giảm tải giao thông của người dân thị xã Phú Mỹ đối với Quốc Lộ 51, góp phần giảm ùn tắc giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông khu vực.
Đường S đúng tiến độ nhờ chính sách bồi thường của Tỉnh và các công tác đền bù nhanh chóng. UBND đã phê duyệt giá đất cụ thể để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Tân Phước cho hộ dân bị giải toả trắng.
Dự án đường quy hoạch S song song Quốc Lộ 51 từ điểm giao đường Mỹ Xuân - Ngãi Giao đến đường qui hoạch số 33 (nhánh rẻ cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu.
Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đã đi đến giai đoạn cuối cho việc khởi công vào 2021. Bất động sản Phú Mỹ rục rịch tăng giá
Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có vai trò rất quan trọng trong kết nối các trung tâm kinh tế, đô thị lớn, đặc biệt là các khu kinh tế công nghiệp lớn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với cảng Cái Mép – Thị Vải và dịch vụ du lịch. Dự kiến sau khi hoàn thành sẽ là đường kết nối nhanh nhất từ Đồng Nai đến BRVT và mang ý nghĩa rất lớn cho sự phát triển kinh tế – xã hội hai tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ đặc biệt là khi kết hợp cùng sân bay Quốc tế Long Thành.
Ngày 8/2/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đồng ý đề nghị của Bộ Giao thông – vận tải về việc triển khai dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, trong đó 47 km được triển khai trước, sẽ giải quyết tình trạng quá tải quốc lộ 51 với tổng mức đầu tư khoảng 9.222,8 tỷ đồng theo hình thức BOT, trễ nhất đến năm 2020 sẽ chính thức khởi công xây dựng.
Dự kiến thời gian thi công giai đoạn 1 là 24 tháng. Việc đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư, thi công xây dựng trong giai đoạn 2021-2025. Đối với dự án thành phần 2 sẽ được tách thành dự án riêng và giao UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức đầu tư.
Ngày 26/08/2020, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai quyết định thống nhất phương án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
Cụ thể tại Phòng họp Văn phòng UBND tỉnh Đồng Nai, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng đã chủ trì buổi làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về dự án cáo tốc Biên Hoà – Vũng Tàu và dự án cầu Phước An:
Thống nhất phân chia dự án đường cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu thành 2 đoạn.
Sở Giao thông vận tải Đồng Nai phối hợp với Sở Giao thông vận tải Bà Rịa – Vũng Tàu vùng đơn vị tư vấn
Sở giao thông vận tải làm đầu mối, tổ chức nghiên cứu, thực hiện dự án, chủ trì làm việc với các nhà đầu tư có văn bản tham gia thực hiện dự án theo hình thức BOT để các nhà đầu tư tính toán khả năng về phương án đầu tư thực hiện dự án.
Hoàn thành đường Liên Cảng Cái Mép – Thị Vải và sẵn sàng khởi công cầu Phước An
Đầu tháng 8/2020, HĐND Bà Rịa-Vũng Tàu đã thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án cầu Phước An, thị xã Phú Mỹ. Thời gian dự kiến xây dựng là 5 năm (từ 2021-2025).. Dự kiến khởi công vào 2021. Cầu Phước An sau khi hoàn thành sẽ kết nối khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải với cao tốc Bến Lức – Long Thành và cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây tạo ra một hệ thống giao thông đồng bộ, giúp vận chuyển hàng hóa trong khu vực nhanh và thuận lợi hơn.
Nếu nói Đông Nam Bộ chính là đầu tàu của Việt Nam trong khoảng 20-30 năm tới về KCN và Logistic cơ động từ đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, thì rõ ràng hiện tại chúng ta đang ở thời khắc giao thoa phát triển đó, được nhìn ngắm sự biến chuyển liên tục không ngừng về hạ tầng, Nhơn Trạch Long Thành và Phú Mỹ bây giờ như 3 mảnh ghép ko thể thiếu, không thể ko đi cùng nhau và liên quan mật thiết với nhau cả về định hướng quy hoạch, hạ tầng để bổ sung phụ trợ cho nhau.
Lấy một ví dụ như tuyến DT771. Tuyến DT319 mà mọi người thường được nghe nói đến nhiều hơn thực chất là một đoạn của tuyến DT771, giúp kết nối toàn bộ khu công nghiệp của Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch; rẽ trái về đường 25C kết nối sân bay quốc tế Long Thành hoặc thẳng ra hướng cảng ICD Cầu Phước An về hướng cảng Cái Mép – Thị Vải giúp tăng sự chủ động, rút ngắn thời gian, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh cho ngành logistics khu vực Đông Nam Bộ nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.
Một trong những nút thắt giao thông mà cả Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu đều đang thèm khát từng ngày triển khai và hoàn thiện sớm chính là cầu Phước An nối cảng Phước An với cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải.
Khi nút thắt đó được giải phóng, sức bật kinh tế sẽ tăng lên đáng kể trong tương lai rất gần. Những khó khăn như địa chất khu vực hơi phức tạp, vướng đền bù hộ dân, kinh phí để làm cây cầu này cũng không hề thấp với 4800 tỷ cho 3.76km cầu giúp nối đôi bờ 2 cảng, trong đó cảng Phước An thuộc nhóm cảng biển số 5, là cảng biển tổng hợp quốc gia và đầu mối trong khu vực, sẽ làm 2 nhiệm vụ vừa là cảng vừa là hậu cần cảng-ICD cảng cạn đang xin chuyển đổi sang thành KCN – dịch vụ hậu cần cảng Phước An; giúp tăng năng suất sản lượng lưu kho trước khi xuất nhập khẩu, phụ trợ cực kì mạnh mẽ cho cảng Cái Mép, giúp cảng Cái Mép tăng năng suất để tiếp tục phát triển mở rộng.
Quốc lộ 56 mở rộng – tuyến tránh Tp Bà Rịa, đường 991B và đường Phước Hòa – Cái Mép đang được gấp rút thực hiện.
Trong thời gian qua theo định hướng đẩy nhanh tiến độ các tuyến giao thông kết nối cụm Cái Mép – Thị Vải nhằm đưa thị xã Phú Mỹ lên “Thành phố cảng” Phú Mỹ trong tương lai 2-3 năm tới, các công trình giao thông trên đang được tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu gấp rút thực hiện:
Đường Phước Hòa – Cái Mép: Tuyến Phước Hòa – Cái Mép tổng chiều dài 4,4km, rộng 44m với tổng mức đầu tư là 954 tỷ đồng theo kế hoạch sẽ thông tuyến năm 2020 nhưng tình hình thực tế đang chậm tiến độ hơn so với dự kiến. Việc hoàn thiện này sẽ tăng tính kết nối các khu công nghiệp Phú Mỹ 2, 3 trực diện với hướng Cảng Cái Mép.
Đường quốc lộ 56 tuyến tránh TP Bà Rịa: Tuyến đường này còn khoảng 2km nữa là hoàn thành giúp tăng tính kết nối đảo Long Sơn qua quốc lộ 51, có diện tích 2287 ha và diện tích cực đẹp của khu công nghiệp phức hợp Sonadezi Châu Đức khi nằm giữa hai tuyến Hội Bài – Châu Pha và 991B nối về cảng Cái Mép – Thị Vải hay tuyến Quốc lộ 56 nối về Long Sơn chỉ trong bán kính chưa tới 20km. Nó chạy ôm dọc theo tuyến Biên Hòa – Vũng Tàu và để thấy tầm quan trọng về kinh tế logictics của những con đường này khi giúp kết nối từ Đông Bắc sang Tây Tây Nam nối hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu hướng kết nối trực diện với cảng Cái Mép Thị Vải hoặc Đảo Long Sơn.
Đường DT991B: Đường DT991B kết nối với đường vành đai 4, có điểm đầu giao với đường Hội Bài – Châu Pha, kết nối về cảng Cái Mép – Thị Vải với tổng chiều dài 9,73km với 4 làn xe. Lộ giới đoạn đầu 35m, đoạn sau mở rộng lên 44,5m. Tổng mức đầu tư hơn 4000 tỷ đồng đang được triển khai thi công rầm rộ. Thực tế khảo sát cho thấy, việc di dời đền bù, bồi thường tái định cư, khu dân cư phía gần quốc lộ 51 của đường DT991B khá phức tạp nên việc thống nhất đền bù bị kéo dài đến tận đầu năm 2020 mới coi như gần xong. Dự tính sẽ thông tuyến theo tiến độ thực tế đến năm 2023.
Phê duyệt Khu công nghệ cao 450Ha tại Hắc Dịch – Bất động sản Phú Mỹ chuyển mình sau đợt cách ly Covid-19
Năm 2018, quy hoạch về Dự án đầu tư thành lập KCN ứng dụng công nghệ cao- đô thị- dịch vụ tại Hắc Dịch, tx Phú Mỹ đã được UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu trình Ban Thường vụ Tỉnh Ủy. UBND tỉnh đã đề xuất bổ sung quy hoạch của dự án này vào Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam định hướng đến năm 2020. Theo kế hoạch, dự án sẽ có diện tích khoảng 600ha, trong đó 450ha dành cho KCN ứng dụng công nghệ cao và 150ha đất dành cho Khu đô thị- dịch vụ.
Ngày 13/04/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 426, về việc đồng ý điều chỉnh quy hoạch các KCN tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đến năm 2020.
Theo đó, bổ sung phần diện tích KCN thuộc khu công nghiệp- đô thị- dịch vụ HD với diện tích 450ha (tại phường Hắc Dịch, tx Phú Mỹ) vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo kế hoạch được vạch ra từ năm 2018, dự án này sẽ do Liên danh CTCP Đầu tư Xây dựng Hamek- CTCP Bất động sản Quang Anh- CTCP Tập đoàn HVT triển khai. Tổng mức đầu tư dự kiến hơn 7.200 tỷ đồng.
Dự kiến, các lĩnh vực chuyên ngành, ngành mũi nhọn thu hút đầu tư vào dự án này rất đa dạng như:
Công nghệ sản xuất vật liệu polyme tổ hợp và composite nền cao phân tử chất lượng cao, bền với khí hậu nhiệt đới;
Công nghệ chế tạo sợi thủy tinh đặc biệt, sợi cacbon;
Công nghệ thiết kế, chế tạo các thiết bị điều khiển, bộ biến đổi điển tử công suất dùng cho ngành điện, ngành cơ khí chế tạo;
Công nghệ sản xuất hợp kim đặc biệt
Công nghệ chế tạo vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, thân thiện với môi trường hoặc sử dụng trong môi trường khắc nghiệt;
Công nghệ chuyển hóa và lưu trữ các nguồn năng lượng tái tạo;
Công nghệ sinh học;
Chế biến sản phẩm nông nghiệp sạch,….
Việc chú trọng đầu tư xây dựng KCN với mục tiêu đa ngành nghề, quy mô, đặc biệt ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế tạo hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng chính là giải pháp tốt nhất, vừa đảm bảo mục tiêu thu hút đầu tư trong và ngoài nước, vừa góp phần phát triển kinh tế- xã hội cho địa phương.
Thêm nữa, những dự án đầu tư vào khu công nghệ cao Hắc Dịch này còn góp phần giải quyết việc làm cho lực lượng lao động địa phương, đồng thời thu hút lao động ở các khu vực lân cận, tạo ra nguồn thu nhập ổn định, nâng cao đời sống nhân dân.
TX. Phú Mỹ chính thức được công nhận là đô thị loại III – Thị trường Bất Động Sản Phú Mỹ nhộn nhịp cuối năm
Ngày 24 tháng 11 năm 2020, thị xã Phú Mỹ được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 3 năm gần nhất, Phú Mỹ đạt mức tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 15,5%. Thu nhập bình quân đầu người/năm cao gấp 2,42 lần so với cả nước, tổng thu ngân sách năm 2019 đạt mức hơn 24.000 tỷ đồng và tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống chỉ còn 0,4%.
Thứ trưởng đánh giá Phú Mỹ có tiềm năng lớn để tiếp tục phát triển lên đô thị loại II trong thời gian ngắn. Là cửa ngõ ra biển Đông, cách Thành phố Hồ Chí Minh chưa đến 50km và là đầu mối giao thông, giao thương liên vùng kinh tế trong điểm phía Nam và quốc tế nhờ những tuyến giao thông huyết mạch đã, đang và sẽ hình thành như: Quốc lộ 51, cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu, Vành Đai 4, cầu Phước An, đường liên cảng Cái Mép – Long Sơn – Phước Hoà,….
Bên cạnh đó, Phú Mỹ cần khắc phục 7 tiêu chuẩn chưa đạt là mật độ dân số toàn đô thị, diện tích sàn nhà ở bình quân, cơ sở y tế cấp đô thị, mật độ đường giao thông chính, tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý, đất cây xanh công cộng khu vực nội thị và nhà tang lễ. Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn nhấn mạnh sự cần thiết của việc công nhận thị xã Phú Mỹ đạt tiêu chí đô thị loại III và đánh giá Phú Mỹ có tiềm năng lớn để tiếp tục phát triển lên đô thị loại II trong thời gian ngắn.
Quy hoạch xã Tóc Tiên, Tân Hòa, Tân Hải trở thành “Phường” – Đầu tư BĐS Phú Mỹ tiếp tục nóng lên
Ngày 8/10 vừa qua, Bộ Xây dựng đã thông qua đề án nâng cấp đô thị Phú Mỹ từ đô thị loại IV lên đô thị loại III. Với việc công nhận đô thị loại III, thị xã Phú Mỹ có cơ hội lớn để tiếp tục phát triển kinh tế – xã hội, tạo động lực cho khu vực tiếp tục đầu tư hạ tầng đô thị theo tiêu chí cao hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và phát triển kinh tế – xã hội tương xứng với vị thế là trung tâm công nghiệp, cảng biển, dịch vụ, du lịch và là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh và toàn bộ khu vực phía Nam.
Tính đến thời điểm hiện tại, thị xã Phú Mỹ có 10 đơn vị hành chính gồm 5 phường hiện hữu: Phú Mỹ, Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phước Hoà và Tân Phước; 5 xã bao gồm: Châu Pha, Tóc Tiên, Sông Xoài, Tân Hoà và Tân Hải.
Để thực hiện đề án phát triển đô thị giai đoạn 2020-2025, quyết tâm đưa Phú Mỹ nâng cấp thành Thành phố Cảng, công nghiệp và đô thị loại II. Đại hội Đảng bộ lần VI (2020-2025) xác định ngoài việc tập trung phát triển kinh tế – xã hội, đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phát huy lợi thế cạnh trạnh thì Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Phú Mỹ quyết tâm đưa Phú Mỹ phát triển thành Thành phố và cán đích đô thị loại II giai đoạn 2020-2025.
Để làm được điều đó, ngoài việc chỉnh trang đô thị tại các phường hiện hữu, nâng cấp các tiện ích công, thu hút dân cư đô thị,… thị xã Phú Mỹ sẽ nâng cấp thêm 3 xã là Tóc Tiên, Tân Hoà, Tân Hải trở thành phường chậm nhất là năm 2024 để tạo tiền đề nâng cấp Phú Mỹ thành Thành phố trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Ngày 11/12, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có công văn gửi Sở Xây Dựng, UBND thị xã Phú Mỹ về việc lập quy hoạch đô thị cho các xã Tóc Tiên, Tân Hòa, Tân Hải. Xét đề nghị của Uỷ ban nhân dân thị xã Phú Mỹ tại công văn số 4365/UBND – QLDT ngày 1/12/2020 về việc xin chủ trương lập quy hoạch đô thị cho các xã Tóc Tiên, Tân Hòa và Tân Hải.
Ngày 11/12/20120 Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã gửi công văn giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan liên quan rà soát đề nghị và đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định. Như vậy việc nâng cấp từ xã lên phường của các xã Tóc Tiên, Tân Hòa, Tân Hải có khả năng sẽ được phê duyệt nhanh hơn dự tính.
Đánh giá Cơ hội đầu tư bất động sản Phú Mỹ 2021
Xét về lợi thế địa lý, thị xã Phú Mỹ sở hữu vi trí đắc địa mà không có địa phương nào sánh kịp. Toạ lạc trong lõi kinh tế trong điểm phía Nam khi tiếp giáp với 6 đô thị lớn bao gồm: Nhơn Trach, Long Thành của Đồng Nai; TP. Bà Rịa, TP. Vũng Tàu, Đô thị Châu Đức của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Cần Giờ của TP. Hồ Chí Minh. Phía Tây bao trọn bởi dòng sông Thị Vải, với hệ thống luồng lạch sâu thuận lợi để phát triển cảng nước sâu, đây là một trong những yếu tố cốt lõi mang lại sự khác biệt của thị xã Phú Mỹ so với các đô thị khác của Bà Rịa – Vũng Tàu.
Thị xã Phú Mỹ đang sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, nổi bật là cụm cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải với 35 bến cảng và nằm trong top 19 cảng biển lớn nhất thế giới. Tại đây, các cảng có khả năng tiếp nhận các tàu siêu trường, siêu trọng lên đến 200.000 tấn, hàng hoá từ Việt Nam xuất khẩu đi châu Âu và bờ Tây nước Mỹ mà không phải quá cảnh qua nước thứ ba.
Nhờ hệ thống cảng biển lớn, khả năng xuất – nhập và cung ứng nguyên, nhiên vật liệu tốt làm cho hệ thống công nghiệp tại Phú Mỹ có điều kiện thuận lợi phát triển, thu hút được sự quan tâm rất lớn không chỉ của những tập đoàn trong nước mà cả quốc tế.
Hiện tại Phú Mỹ có 10 khu công nghiệp quy mô lớn và 3/5 cụm khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích gần 10.000 hecta. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp lớn đang là 75%, những khu công nghiệp lớn phải kể đến: KCN Mỹ Xuân, KCN Phú Mỹ 1,2, 2 mở rộng, KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3, KCN Cái Mép, KCN công nghệ cao Hắc Dịch,… Chỉ tính riêng công nghiệp khí- điện – đạm có tổng mức đầu tư 6 tỷ USD và tổng công suất lên đến 3.900MW, chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước. Ngoài ra, dự án trung tâm Logistics Cái Mép Hạ và bến cảng Cái Mép hạ lựu đang chuẩn bị triển khai trên diện tích gần 1.200 hecta với tổng mức đầu tư 1 tỷ USD.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đang được đồng bộ, nhiều dự án kết nối từ trung tâm đô thị kết nối xã với các vùng phát triển đã và đang được triển khai giúp cho đời sống người dân ngày được nâng cao. Kinh tế 3 năm gần nhất của thị xã đạt mức tăng trương 2 con số, cụ thể là 15,5%/ năm. Thu nhập bình quân đầu người/ năm cao gấp 2.42 lần so với cả nước. tốc độ gia tăng dân số nằm top đầu cả nước, từ năm 2018 đến 2019 tỷ lệ tăng 18%/ năm.
Tất cả những thành tựu phân tích cả về kinh tế lẫn xã hội, thị xã Phú Mỹ đạt những con số ấn tượng và đang trong quá trình vươn mình để phát triển, chinh phục những mục tiêu mới trong giai đoạn 2020-2025. Theo kế hoạch, Phú Mỹ sẽ đóng vai trò trung tâm công nghiệp chuyên sâu, công nghiệp cảng biển; trung tâm thương mại- dịch vụ; trung tâm kho vận, dịch vụ logistics của vùng và cũng là đầu mối giao thông cảng quan trọng của vùng và quốc gia.
→ Với Các công trình trọng điểm được khởi công và đẩy mạnh triển khai trong 2021, Thị xã Phú Mỹ chính thức trở thành tâm điểm đầu tư của toàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nói riêng và khu vực miền Đông Nam Bộ nói chung.
→ Quỹ đất dành cho phát triển đất ở, đặc biệt đất ở khu vực khu trung tâm gần các khu công nghiệp lớn tại Phú Mỹ là không có nhiều. Thường đầu tư vào những thứ khan hiếm sẽ mang lại lợi nhuận rất lớn cho nhà đầu tư.
→ So sánh giữa giá bán với tiềm năng hiện tại của bất động sản Phú Mỹ thì biên độ tăng giá còn rất lớn. Đây cũng chính là phần thưởng dành cho những nhà đầu tư thông thái khi nhìn ra điểm đặc biệt này.
→ Mặt bằng giá bất động sản Phú Mỹ so với các khu vực lân cận đang chênh lệch khá lớn như giá đất ở TP. Hồ Chí Minh hiện cũng từ 20 – 60 triệu/m2, ở Đồng Nai hiện cũng từ 15 – 50 triệu/m2, ở Bình Dương từ 15 – 40 triệu/m2, ở TP. Vũng Tàu từ 30 – 70 triệu/m2. Riêng đất tại trung tâm thị xã Phú Mỹ chỉ từ 6 – 10 triệu/m2, khu trung tâm nhất cũng chỉ 20 – 30 triệu/m2. Như vậy có thể đánh giá Phú Mỹ vẫn đang là vũng trũng về giá so với khu vực xung quanh.
Với những nền tảng vững chắc về kinh tế, về hạ tầng giao thông, về hạ tầng xã hội, về mức độ phát triển thì thị trường bất động sản tại thị xã Phú Mỹ sẽ là thị trường tốt nhất ở khu vực phía Nam trong giai đoạn 2021 – 2025 sắp tới.