ĐỒNG LOẠT KHỞI CÔNG CAO TỐC PHÍA NAM Tháng 06/2023

Phải nói rằng 2023 là năm rực rỡ cho hạ tầng giao thông cả nước khi những con đường, cây cầu không còn là "giấc mơ" đối với bà con nữa. Song song đồng loạt các tuyến trọng điểm như Cao tốc, Vành Đai được triển khai thì các tuyến đường như đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã, liên thôn...cũng được đồng loạt thi công, kể cả vùng sâu vùng xa đến tận Mũi Cà Mau. Cụ thể hóa một số tuyến sau: 1. Ngày 17/06/2023 bấm nút khởi công tuyến Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng 2. Ngày 18/06/2023 bấm nút khởi công đồng loạt 3 tuyến: 👉 Vành Đai 3 phần qua địa phận TP. HCM 👉 Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột 👉 Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Gói XL03 địa phận TP. Vũng Tàu 3. Dự kiến ngày 25/06/2023: Khởi công Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, dự án thành phần 1 4. Đang thực hiện công tác GPMB để khởi công tuyến Dầu Giây - Liên Khương: Gồm 3 tuyến thành phần 👉 Dầu Giây - Tân Phú 👉 Tân Phú - Bảo Lộc 👉 Bảo Lộc - Liên Khương để chuẩn bị khởi công trong tháng 09/2023 Ngoài ra, các công trình LỚN đang thi công: 5. Sân bay QUỐC TẾ LONG THÀNH 6. Sân bay Phan Thiết Bên cạnh đó, các tuyến trước đây bị tạm dừng do vấn đề GPMB... cũng được thi công trở lại như: 7. Nút giao An Phú (điểm đầu Cao tốc HCM - Long Thành - Dầu Giây): Đang thi công. 8. Hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ: Đã hoàn tất phân luồng giao thông và tái thi công. 9. Cao Tốc Bến Lức - Long Thành kết nối cửa ngõ ĐÔNG TÂY

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đột phá phát triển hạ tầng là mục tiêu chiến lược

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết rất vui mừng tham dự Lễ khởi công 3 dự án hạ tầng giao thông quốc gia. Theo Thủ tướng, GTVT nói chung, cao tốc, sân bay bến cảng mang lại kết quả rõ nét, hạ tầng phát triển tới đâu, không gian phát triển đến đó. Nhiều khu đô thị, công nghiệp dịch vụ, y tế, giáo dục quỹ đất được khai thác hiệu quả.

“Đất nước chúng ta chỗ nào phát triển hạ tầng chiến lược tốt thì tốc độ phát triển rất nhanh. Nhìn sang nước láng giềng Trung Quốc, 20 năm tập trung phát triển hạ tầng là 20 năm nước bạn có tốc độ phát triển 2 con số trở lên”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh nước ta luôn xác định đột phá hạ tầng là mục tiêu chiến lược.

Vành đai 3 là dự án giao thông có quy mô đầu tư lớn nhất trong vùng từ trước đến nay

 

Trong vai trò điều phối dự án Vành đai 3, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi thay mặt các tỉnh Đồng Nai, Long An, Bình Dương phát biểu tại Lễ khởi công dự án.

Ông đánh giá đây là dự án có quy mô tư lớn nhất từ trước đến nay của ngành giao thông vận tải trong vùng.

Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ: Cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu sẽ tạo động lực, không gian phát triển vùng Đông Nam Bộ

 

Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ

Phát biểu tại Lễ khởi công, ông Nguyễn Văn Thọ, cho biết: UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác định việc đầu tư hạ tầng giao thông đa phương thức, kết nối liên vùng, khu vực và quốc tế nhằm tăng năng lực khai thác Cụm cảng Cái Mép - Thị Vải là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong nhiệm kỳ 2020-2025.

Thời gian vừa qua, tỉnh đã triển khai rất nhiều dự án giao thông quan trọng, trong đó có 2 dự án lớn và quan trọng nhất là Dự án thành phần 3 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 và dự án cầu Phước An.

Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 có chiều dài khoảng 53,7km, chia làm 3 dự án thành phần. Bà Rịa - Vũng Tàu được giao chủ quản thực hiện dự án thành phần 3 có chiều dài khoảng 19,5km thuộc địa bàn tỉnh.

Trước sự cấp bách của dự án, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành lập 2 Ban chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng tại TP Bà Rịa và thị xã Phú Mỹ do các Phó Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng Ban chỉ đạo.

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện dự án do Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng Ban; Quyết định giao nhiệm vụ chủ đầu tư dự án cho Ban QLDA Giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải.
Trong quá trình chuẩn bị đầu tư thực hiện dự án, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các Ban chỉ đạo thực hiện dự án đã thường xuyên họp để kịp thời đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tham mưu công tác bố trí vốn kịp thời để thực hiện dự án; chỉ đạo Ban QLDA phối hợp kịp thời với Cục quản lý đầu tư xây dựng - Bộ GTVT trong công tác thẩm định dự án, thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán.

"Việc đầu tư hoàn thành dự án xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 sẽ giúp khai thác đồng bộ với đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Cảng HKQT Long Thành, kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển; phát huy tối đa tiềm năng của cảng biển Cái Mép - Thị Vải, đáp ứng nhu cầu vận tải; tạo dư địa, động lực, không gian phát triển vùng Đông Nam Bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại", ông Thọ nhấn mạnh.

Cũng theo ông Thọ, do được áp dụng các cơ chế đặc thù để thực hiện nhằm rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư, chỉ trong thời gian rất ngắn từ tháng 7/2022 đến nay đã hoàn thành khối lượng công việc lớn từ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, đánh giá tác động môi trường, thiết kế kỹ thuật công trình, giải phóng mặt bằng, tiến hành lựa chọn các nhà thầu, … để có thể khởi công xây dựng công trình ngày hôm nay vượt tiến độ do Thủ tướng Chính phủ giao.